8.12.11



Sonata "Für Elise" của Beethoven


“Für Elise”, một tiểu phẩm cho piano độc tấu do Ludwig van Beethoven sáng tác vào khoảng năm 1810 khi ông 40 tuổi và đã xác lập được danh tiếng vững chắc là một trong những nhà soạn nhạc lớn nhất mọi thời đại. Ở Việt Nam, nó mang cái tên phổ biến là “Thư gửi Elise”.

Những học giả và nhà phê bình về Beethoven không hoàn toàn chắc chắn ai là Elise. Giả thuyết có lý nhất là ban đầu Beethoven lấy tiêu đề tác phẩm của mình là "Für Therese". Therese tên đầy đủ là Therese Malfatti von Rohrenbach zu Dezza (1792-1851) là người mà Beethoven có ý định kết hôn vào năm 1810. Cô là con gái của Jacob Malfatti von Rohrenbach (1769-1829), một thương gia người Vienna. Rõ ràng là Beethoven thường không may mắn khi có ý định tiến đến hôn nhân và Therese là một trong số vài người phụ nữ đã cự tuyệt lời cầu hôn của ông. Beethoven viết tác phẩm này khi ông đang làm thầy dạy piano cho Therese. Khi tác phẩm được xuất bản vào năm 1865, người phát hiện ra tiểu phẩm này, Ludwig Nohl, đã chép nhầm tiêu đề thành "Für Elise". Việc nhầm lẫn này chắc do kiểu chữ viết tay “đẹp” một cách khủng khiếp của Beethoven. Bản thảo viết tay đã bị thất lạc. Tất nhiên đây chỉ là một trong những giả thuyết nhằm thỏa mãn trí tò mò của chúng ta mà thôi.

Một phỏng đoán khác về tiêu đề của tác phẩm cho rằng Elise là cái tên thường được sử dụng để chỉ một người yêu trong suốt cuộc đời Beethoven và tác phẩm được viết ra với ý định như một khúc ca chung cho mọi người yêu dấu. Tuy nhiên đây không phải là một cách giải thích phù hợp lắm. Elise bị chép nhầm hay là một tình yêu bí ẩn, hoặc là tên một người phụ nữ đã tạo cảm hứng cho sáng tác này của Beethoven, đó vẫn còn là một điều bí ẩn trong cuộc đời của nhà soạn nhạc đại tài này. Điều chúng ta chắc chắn là sau vài năm tác phẩm này được viết ra, Beethoven sửa chữa lại nó nhưng cho đến khi ông qua đời nó vẫn chưa được xuất bản.

Liệu có phải ý định của Beethoven là viết khúc nhạc theo những chữ cái của tên người yêu ông hay không ? Giai điệu nổi tiếng bắt đầu bằng những âm E – D# – E, hoặc một cách trùng âm E – Eb – E, mà trong tiếng Đức tương đương với E – Es – E, những chữ cái “mang kí hiệu âm” trong cái tên ThErESE hay EliSE.

Có lẽ đây là một trong những khúc nhạc cho piano nổi tiếng nhất thế giới. Nó là chất xúc tác và nguồn cảm hứng khiến rất nhiều người trở nên hứng thú với đàn piano. Ít nốt đầu tiên của nó đã được hầu hết những người có thể chơi đàn nhận ra ngay lập tức và cả phần thứ nhất của nó thường được dạy cho những học viên mới bắt đầu với piano. Số người có thể chơi toàn bộ bản nhạc này ít hơn một cách đáng kể bởi vì cách điều khiển ngón tay phức tạp và cảm xúc mà nó đỏi hỏi phải vượt qua ít nhiều thử thách.

Beethoven Festival là sự kiện âm nhạc được tổ chức vào tháng 9 hằng năm, trong đó gồm khoảng
70 chương trình hòa nhạc của các dàn nhạc, nghệ sĩ solo và dàn đồng ca quốc tế được tổ chức ở hơn 20 địa điểm của Bonn và nhiều nơi khác ở xung quanh. Sự kiện này được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1845 nhân kỷ niệm 70 năm ngày sinh của Beethoven.

Nhạc của Beethoven đã được trình diễn nhiều hơn bất cứ nhà soạn nhạc nào khác. Ngày nay Beethoven vẫn gây được nhiều quan tâm khắp thế giới.

Beethoven không chỉ là một sản phẩm âm nhạc mà mọi người thường nghe khi họ đang trong một tâm trạng nhất định, nhạc của Beethoven làm phong phú cuộc đời họ theo cách rất riêng tư và trực tiếp. Nhạc của Beethoven rất cần thiết cho cuộc sống.

Các nhạc phẩm thấm đẫm mồ hôi, máu và nước mắt

Có không ít minh chứng cho thấy sức mạnh lâu dài của nhà soạn nhạc, như ở thành phố Kinshasa thuộc miền Trung châu Phi, một nhóm nhạc sĩ
không chuyên đã thành lập dàn nhạc giao hưởng đầu tiên của khu vực và trình diễn nhạc Beethoven. Nhà soạn nhạc này còn là một phần trong chương trình giáo dục âm nhạc cho giới trẻ mang tên El Sistema của Venezuela. Thậm chí các tù nhân trong các trại tập trung trong Thế chiến II cũng đã thành lập những nhóm nhạc và chơi các nhạc phẩm của Beethoven, coi đó là cách để họ đối diện với nỗi thống khổ của mình. Nhưng tại sao âm nhạc của ông lại nhận được sự cổ vũ đầy say mê như vậy?

Một phần do thực tế là mọi người biết được cuộc đời của Beethoven, những vấn đề về sức khỏe, bệnh điếc của ông, những vận xấu trong cuộc đời và cuộc vật lộn đối chọi với tất thảy những điều đó của ông. Song đó không phải là tất cả, khác với hầu hết các nhạc sĩ, Beethoven đã đổ nhiều máu, mồ hôi và nước mắt để tìm ra được một “form” lý tưởng cho các tác phẩm của mình.

Thông điệp đạo đức vô tận

Beethoven đã soạn những nhạc phẩm cho các dịp và sự kiện đặc biệt, song nhiều tác phẩm của ông còn thể hiện lý tưởng đạo đức và người hâm mộ ông nhận thấy điều đó. Đây là lý do góp phần giải thích tại sao những người sùng bái ông lại tụ nhau lại và trình diễn nhiều lần các nhạc phẩm của ông. Tuy nhiên, nhiều nhạc phẩm của Beethoven được trình diễn “không đúng chỗ”. Thật đáng tiếc khi Bản giao hưởng số 9 trình diễn quá nhiều mà không được cân nhắc. Nếu còn sống chắc hẳn Beethoven sẽ không hài lòng khi bản giao hưởng này và nhiều nhạc phẩm khác của ông được chơi vì sự vui thú chứ không hề để ý gì đến thông điệp đằng sau chúng.

Bảo tàng Beethoven ở Bonn nổi tiếng thế giới là nơi giúp người hâm mộ hiểu rõ hơn về nhà soạn nhạc. Kể từ khi bảo tàng này đưa bộ sưu tập của mình lên internet thì đã có nhiều câu hỏi về nhạc sĩ bậc thầy này hơn bao giờ hết. Trong Diễn đàn Beethoven, mọi người có thể hỏi bất cứ câu gì, chẳng hạn như Beethoven có thích câu cá không (ông không thích) và ông có thể trải nghiệm cuộc sống ngày nay như thế nào.

Beethoven đã tự đặt vấn đề xử lý với danh tiếng và là người của công chúng một cách sâu sắc. Beethoven tự hỏi: "là một người có tài năng đặc biệt có ý nghĩa gì đối với mình và điều đó mang lại những lợi lộc và kết quả thực tế gì”. Tuy nhiên, Beethoven có khả năng thích ứng được với xã hội đương đại và tin chắc ông sẽ là một triệu phú bằng việc nhận tiền bản quyền các sáng tác của mình!


Romain Rolland miêu tả ngày cuối cùng của cuộc đời Beethoven: “Đó là một ngày bi thảm. Trên bầu trời có những đám mây nặng nề... khoảng 4 hay 5 giờ chiều, những đám mây u ám khiến căn phòng tối tăm hoàn toàn. Đột nhiên, một cơn giông tố bắt đầu với lốc và tuyết... sấm sét khiến căn phòng rung lên, chiếu sáng nó bằng ánh phản quang của tia sét trên nền tuyết. Beethoven mở mắt và bằng một cử chỉ hăm dọa, ông giơ cánh tay phải của mình lên trời với nắm đấm xiết chặt. Vẻ mặt ông thật khủng khiếp. Tay ông rơi xuống. Mắt ông khép lại. Beethoven đã không còn nữa.”

Chi tiết Beethoven giơ nắm đấm lên bầu trời giông tố trước khi trút hơi thở cuối cùng là do Huttenbrenner, người túc trực bên Beethoven đang hấp hối kể lại. Mọi suy diễn từ chi tiết này đều không thể nào chứng thực được

Beethoven đã bỏ xa phía sau tất cả những gì người khác thử sáng tác...


Hộp sọ của Beethoven

Giữa tháng 11 năm 2005, Trung tâm Nghiên cứu Beethoven, thuộc Đại học San Jose chính

thức tuyên bố đã tìm ra hộp sọ của Beethoven. Đây là tài sản thừa kế của nhà doanh nghiệp Paul Kaufmann (người gốc Áo, hiện đang sống tại Danville, California).

Chiếc hộp sọ này gồm 13 mảnh (2 mảnh lớn phía sau sọ, 11 mảnh nhỏ) được khai quật năm 1863 rồi được cất giữ tại Pháp trước khi được chuyển giao cho Paul Kaufmann vào năm 1990.

Qua nghiên cứu hộp sọ (có so sánh DNA với các mẫu tóc của Beethoven), một số giả thuyết về cái chết của Beethoven đã bị bác bỏ (bệnh Crohn) hoặc được củng cố (hàm lượng chì cao)




Sonata là một bản nhạc cho một nhạc cụ (đôi khi là hai). Có sonata cho đủ thứ nhạc cụ, nhiều nhất là cho piano. Một bản sonata thường gồm 3 tới 4 phần, gọi là các movement. Một movement là một khúc nhạc thường theo một nhịp điệu (tempo), cũng có khi hai. Một movement thường có cấu trúc hoàn chỉnh và độc lập với các movement khác, chỉ trừ việc có chung một cung thể (key).

Giao hưởng (symphony)
là các tác phẩm viết cho dàn nhạc giao hưởng ở các thành phần cấu trúc lớn nhỏ, đa dạng gồm các nhạc cụ chính:

- bộ dây (violin, viola, cello, contrabass)
- bộ gỗ (sáo, oboe, clarinet, bassoon), kèn đồng (trumpet, trombone, tuba, fagotte)
- bộ gõ (trống nồi).

Giao hưởng là một dạng Sonata viết cho cả dàn nhạc. Tức là cả dàn nhạc giao hưởng được xem như một chủ thể thống nhất, không chia thành chính, phụ, đệm...
.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét